-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Công nghệ thêu máy
Viết bởi NSAP, Ngày 31/01/2024
Từ hàng trăm năm nay, con người đã biết thêu thùa để trang trí cho trang phục, các loại vật dụng hoặc làm tranh... Ban đầu chúng được thêu bằng tay nhưng ngày nay phần lớn đã được thêu bằng máy. Công nghệ thêu máy ngày nay đã phát triển vượt bậc, tạo ra các sản phẩm thêu chất lượng cao, tốc độ thêu nhanh chóng đáp ứng được đầy đủ cho các nhu cầu đa dạng của nhiều dòng vật liệu thêu với các thiết kế ngày càng tinh tế và phức tạp. Để hiểu sơ lược về công nghệ thêu máy, An Phúc đã tổng hợp lại một số thông tin cơ bản và được trình bày lại ở bài viết dưới đây.
1. Máy thêu.
- Hiện nay máy thêu thường được chia làm 2 loại là máy thêu đơn đầu và đa đầu. Máy thêu được sử dụng để trang trí cho các loại vải bằng cách may chỉ lên hoặc vào trong vải. Khi những chiếc máy thêu đầu tiên được tạo ra vào thế kỷ 19, thêu thùa đã trở thành nhiệm vụ cơ học chính. Có loại máy thêu chỉ có một đầu và loại có nhiều đầu có thể thêu cùng lúc một họa tiết giống nhau lên nhiều loại vật liệu.
- Cũng có thể chia máy thêu thành 2 loại: máy thêu phẳng và máy thêu free-arm. Máy thêu phẳng thường được dùng để thêu các tấm vật liệu lớn chưa hoàn thiện thành sản phẩm. Khung thêu được đặt trên một chiếc bàn lớn và cố định. Máy thêu phẳng có thể được gắn tới 50 đầu thêu. Trái lại, máy thêu free-arm được sử dụng để thêu các sản phẩm đã hoàn thiện, ví dụ như mũ hoặc áo thun. Loại máy này thường không có nhiều hơn mười hai đầu thêu. Có một sự khác biệt nữa giữa máy thêu đơn và đa đầu. Các máy thêu đa đầu được gắn nhiều đầu thêu, cho phép thêu đồng thời cùng một họa tiết lên nhiều sản phẩm may
Hoạt động của máy thêu
Ngày nay, máy thêu chủ yếu được sử dụng để thêu các họa tiết trên quần áo như áo thun, nón và vớ. Phổ biến là thêu tự động (thêu vi tính). Trước tiên, đặt vải lên nền thêu, sau đó căng và cố định vào khung thêu. Các cuộn chỉ nhiều màu được xếp vào dựa trên file thêu được thiết kế trên máy vi tính. Vì kim thêu được gắn vào các đầu thêu nên không thể thay cuộn chỉ trong suốt quá trình thêu. Máy thêu sẽ liên kết các cuộn chỉ khác nhau theo thứ tự.
Máy thêu phẳng đơn đầu và đa đầu của Tajima (bên trái) và free-arm của ZSK (bên phải).
2. Kỹ thuật thêu
Ngoài phương pháp thêu truyền thống, các máy thêu ngày nay còn cho phép ứng dụng nhiều kỹ thuật thêu khác nhau, do đó, máy sẽ được trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ rất đa dạng.
Thêu đính kim sa. Trong kỹ thuật thêu đính kim sa, các loại kim sa rất khác nhau được đính vào mặt vải. Kim sa được gắn vào máy thêu trên các đai truyền và thêu viền lên trên vải nền.
Thêu chuỗi vòng. Đối với kỹ thuật thêu này, sợi chỉ luồn được sử dụng để thêu thành chuỗi lên trên nền thêu. Cụ thể là kỹ thuật thêu này phù hợp trong thêu trang trí yêu cầu họa tiết tinh tế.
Thêu 3D. Để tạo ra hiệu ứng 3D khi thêu, vật liệu mút được dán lên mặt vải trơn và thêu đè lên trên. Sau khi thêu xong, loại bỏ phần mút dư ra khỏi bề mặt vải.
Thêu xù. Ngược lại với phương pháp thêu truyền thống, thêu xù được thực hiện trên máy thêu mũi đơn. Kim đâm xuyên qua lớp nền, lấy sợi chỉ bên dưới mặt nguyệt và kéo lên trên. Các vòng chỉ lồi lên trên khi quá trình này được lặp lại liên tục sẽ tạo thành một lớp mặt xù trên bề mặt vải.
3. Kim thêu máy
Kim thêu là một phần không thể thiếu của máy thêu. Các loại kim thêu máy bao gồm kim thẳng, kim cong, kim đôi, kim đa năng và kim đặc biệt. Các loại kim này được sử dụng để thêu các loại vải khác nhau, từ vải mỏng đến vải dày. Kim thẳng được sử dụng để thêu các đường thẳng, kim cong được sử dụng để thêu các đường cong, kim đôi được sử dụng để thêu các đường song song, kim đa năng được sử dụng để thêu các đường thẳng và cong, và kim đặc biệt được sử dụng để thêu các chi tiết nhỏ và phức tạp
Hình ảnh của cây kim thêu và chú thích các bộ phận của nó.
Kiểu mũi kim cho máy thêu đơn và đa đầu. Mũi tiêu chuẩn trên kim DB x K5 – mũi kim RG – là mũi kim phù hợp nhất cho nhiều loại vải thêu. Các ứng dụng phức tạp hơn sẽ cần các kiểu mũi kim khác
4. Chỉ thêu
Có nhiều loại chỉ thêu phổ biến được sử dụng trong nghệ thuật thêu, mỗi loại có đặc điểm riêng và phù hợp với các loại vải và kỹ thuật khác nhau. Dưới đây là một số loại chỉ thêu phổ biến:
Chỉ len: Đây là loại chỉ mềm mại và linh hoạt, thích hợp cho việc thêu trên các loại vải như len và lụa. Chỉ len thường được sử dụng để tạo ra các mẫu hoa lá, con vật và các họa tiết tự nhiên khác.
Chỉ cotton: Chỉ cotton mạnh mẽ và dễ thao tác, phù hợp cho việc thêu trên các loại vải cotton và lanh. Nó thường được sử dụng trong các dự án thêu tay như cross-stitch và điểm dài.
Chỉ polyester: Loại chỉ này bền và không nhăn, phù hợp cho việc thêu trên các loại vải bền màu và co giãn như polyester và kate.
Chỉ kim loại: Có thể là chỉ có lõi bằng kim loại hoặc chỉ được phủ một lớp kim loại, tạo ra các hiệu ứng lấp lánh và nổi bật trên vải. Chỉ kim loại thường được sử dụng để thêu các chi tiết hoặc điểm nhấn trên các dự án thêu.
Chỉ len lông: Loại chỉ này được làm từ sợi len lông, tạo ra các đường thêu mềm mại và mịn màng. Chỉ len lông thích hợp cho việc thêu các chi tiết tinh tế như bông hoa hoặc cỏ cây.
Chỉ rayon: Mềm mại và sáng bóng, chỉ rayon thích hợp cho việc thêu các mẫu hoa văn phức tạp và chi tiết trên các loại vải mịn như satin và chiffon.
Mỗi loại chỉ thêu đều có đặc điểm và ứng dụng riêng, tạo ra sự đa dạng và sự sáng tạo trong nghệ thuật thêu. Sự lựa chọn của loại chỉ phụ thuộc vào loại vải, kỹ thuật thêu và hiệu ứng cuối cùng mà người thợ muốn đạt được.
5. Các sự cố thường gặp và giải pháp
a. Bể vải khi thêu trên vải dệt kim: Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi thêu các sản phẩm dệt kim là bể mặt vải.
Nguyên nhân có thể do: Kim quá lớn, Chọn sai kiểu mũi kim, Mũi kim bị gãy, Mật độ mũi may quá dày, hướng vải sai và chất lượng sợi kém – do sợi quá ngắn hoặc quá xoắn – có thể làm bể mặt vải.
Để tránh điều này, cần sử dụng kim Mũi bi. Nên sử dụng mũi kim RG hoặc FFG đối với vải dệt kim Mịn, và mũi kim FG cho vật liệu dệt thô hơn.
b. Đường thêu không đều trên vải dệt thoi: Thêu trên vải dệt thoi thường gặp tình trạng đường chỉ mẫu thêu không đều do mật độ phủ chỉ không đồng đều.
Nguyên nhân gồm: •Đầu tròn mũi kim quá to •Kim quá mảnh •Chữ thêu quá nhỏ •Chất lượng vải thêu kém.
Ví dụ: Cong kim do kim quá mảnh hoặc đầu mũi kim quá to làm cho đường thêu không đều.
Giải pháp: Sử dụng kim DB x K5 Nm 75 có mũi RG đảm bảo thành phẩm hoàn hảo nhờ kim có độ ổn định cao và độ đâm xuyên chính xác.
c. Rách sợi vải dệt khi đâm xuyên bằng mũi kim quá sắc hoặc mũi kim bị mòn:
Nguyên nhân có thể do: Kim quá dày, kéo vòng chỉ quá lớn và gây bể vải. Hệ kim DB x K5 Nm 65 có mũi RG cho phép thêu mượt mà trên vải dệt kim mà không gặp sự cố nào (nhăn dúm).
d. Đường thêu không đều trên chất liệu da: Đường thêu xấu trên chất liệu da thường là do chữ thêu quá nhỏ và mật độ mũi thêu quá dày. Kim quá dày hoặc chất lượng da kém cũng có thể là nguyên nhân làm đường thêu xấu.
Khuyến nghị khi thêu trên chất liệu da thuộc các mũi cắt không phù hợp để thêu trên vải da. Đứt chỉ, lủng da và kẻ hở giữa các mũi khi chuyển hướng mũi kim là điều thường xảy ra. Mũi kim RG cho hiệu quả đã được chứng minh đối với da mỏng, da có độ cứng vừa và mũi kim R cho da rất cứng. Hơn nữa, lực để đâm xuyên qua da cũng khá lớn, do vậy kim phải có độ bền cao.
e. Nhăn dúm khi thêu: Hiện tượng nhăn dúm chỉ xảy ra khi vải thêu quá mịn và khít, ví dụ, áo gió.
Có 3 yếu tố cần được xét đến:
•Mật độ mũi thêu quá dày: Mẫu thêu càng có nhiều mũi thì càng dễ nhăn.
•Cỡ chỉ: chỉ càng dày thì càng dễ bị nhăn.
•Độ căng chỉ: độ căng chỉ càng lớn thì vải càng dễ dúm vào nhau, nhất là khi thêu trên vải xa-tanh dài.
Do đó, kích cỡ kim hầu như không ảnh hưởng đến độ nhăn khi thêu. Ví dụ: Khi sử dụng mũi cắt sẽ tạo ra đường cắt dài và chéo trên mặt da. Thậm chí ở một số trường hợp, phần da sau khi thêu xong bị rớt hẳn ra. Sử dụng kim DB x K5 SAN™ 1 GEBEDUR™ Nm 75 để thêu trơn tru trên chất liệu da. Cho hình thêu đều và khít. 12 Thêu 3D Thêu 3D là thêu lõm vào vật liệu xốp đính trên mặt vải trơn để tạo hiệu ứng 3D. Điều này làm tăng độ cọ sát trên kim và chỉ. Hơn nữa, sẽ thường có đường diễu ngang quanh họa tiết thêu, vì vậy mà lực đâm xuyên và kéo chỉ có thể thay đổi rất lớn.
Giải pháp: Sử dụng kim DB x K5 SAN™ 1 GEBEDUR™. Đặc tính kim: lực đâm xuyên thấp, tính chịu mài mòn cao và độ ổn định cao.
f. Thêu sợi mảnh: Chất lượng thêu sợi mảnh tùy thuộc vào các yếu tố sau:
1. Nền thêu càng mịn thì mũi thêu càng đẹp. Rất khó thêu các chữ nhỏ (≤ 5 mm) trên vải dệt kim.
2. Tương thích với chương trình thêu (ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thêu)
3. Chữ thêu càng nhỏ thì chỉ thêu càng phải mịn
4. Kích cỡ kim: Nm 60 –Nm 65
5. Hình dạng mũi kim: vải mịn = R, vải dệt kim = FFG hoặc RG
6. Lựa chọn lớp lót phù hợp (không dệt) (để cố định)
Thêu bằng chỉ Lurex Khi sử dụng chỉ Lurex để thêu, kích cỡ kim phải đủ lớn để xỏ chỉ Lurex qua mắt kim, nếu không, chỉ có thể bị sờn. Chất lượng của chương trình thêu cũng giữ vai trò rất quan trọng. Không nên đặt mật độ mũi thêu quá cao để tránh làm hỏng chỉ Lurex khi tạo mũi. Các ứng dụng khác Đối với các kiểu thêu 3D, thêu sợi mảnh và các ứng dụng với chỉ Lurex, Groz-Beckert sẽ đưa ra giải đáp chính xác các vấn đề thường gặp.
Trong thế giới hiện đại, công nghệ đã không ngừng mang lại những cải tiến đáng kể trong lĩnh vực thêu. Từ việc sử dụng máy tính để thiết kế mẫu thêu đến sự phát triển của máy thêu tự động, công nghệ đã tạo ra những tiến bộ đáng kể, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm thêu chất lượng cao hơn. An Phúc có cung cấp các dòng máy thêu vi tính, vật liệu thêu cùng với sự tư vấn tận tình để bạn có thể cho ra sản phẩm thêu vi tính đẹp nhất. Vui lòng liên hệ 0917.688.393 (Minh Quân) để được tư vấn.