-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Máy in sai màu và cách khắc phục bằng ICC
Viết bởi NSAP, Ngày 26/12/2023
Có nhiều nguyên nhân khiến cho máy in sai màu. Một trong các lý do phổ biến và hay gặp nhất hiện nay là do ICC profile của thiết bị. Trong bài viết này tác giả sẽ đưa ra các dấu hiệu – nguyên nhân – giải pháp và tầm quan trọng của ICC profile với máy in phun màu.
Lưu ý: Bài viết đưa ra quan điểm cá nhân với mục đích đóng góp thêm cho cộng đồng. Nếu có bất cứ sai sót nào, xin vui lòng góp ý cho tác giả qua địa chỉ email: mayinmucinanphuc@gmail.com
1. Các dấu hiệu máy in sai màu.
- Máy không in được màu xám, màu xám có ánh nâu đỏ / xanh rêu
- Da người kém chân thật, bị ám xanh/đỏ
- Lệch tone màu khiến cả bản in bị ám/ố màu
- Bản in bị bệt màu, không có độ sâu
- Các vùng màu gradient không có độ chuyển mượt mà
- Và còn rất nhiều dấu hiệu khác nữa ...
Một vài ví dụ thực tế cho thấy bản in bị sai màu và được chỉnh lại nhờ ICC:
Dễ dàng nhận thấy màu xám của các bản in sai màu bị ám đỏ/xanh khiến cho cả bản in lệch màu.
2. Vậy ICC là gì? Nguyên nhân dẫn đến máy in sai màu?
ICC profile (cấu hình ICC/hồ sơ ICC) là một tệp chứa công thức chuyển đổi, là bảng tham chiếu để chuyển đổi dữ liệu màu sắc bao gồm độ sáng, điểm trắng, đường con gamma và gam màu, đồng thời mô tả sự chuyển đổi giữa thiết bị và không gian kết nối cấu hình (PCS). Tất cả các thiết bị có liên quan đến màu sắc như máy in, máy tính, màn hình, điện thoại, camera, máy ảnh… đều có ICC tích hợp trong máy để “đọc” màu sắc.
Nguyên nhân bản in bị sai lệch màu sắc.
* Hình ảnh được chuyển qua các thiết bị khác nhau: máy ảnh, máy tính, máy in...
Nếu tất cả các thiết bị này đều được cài đặt chung một chuẩn màu, một file ICC để “đọc màu sắc” thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trên thực tế, trong không gian màu kỹ thuật số, mỗi thiết bị sử dụng một hệ thống màu sắc khác nhau:
- Màn hình, camera, máy scanner sử dụng hệ màu RGB
- Máy in sử dụng hệ màu CMYK
Trong đó, cùng 1 loại thiết bị (ví dụ như máy in) nhưng lại khác dòng, khác hãng sản xuất lại dùng những tiêu chuẩn màu sắc khác nhau (RGBs, Adobe RGB 1998, Iso coated 2.0…). Chính vì vậy khi chuyển đổi hình ảnh giữa các thiết bị thì màu sắc cũng có phần thay đổi vì cách “đọc màu” của ICC khác nhau giữa các thiết bị.
* ICC profile gốc do nhà phát hành tích hợp trong máy in - không phù hợp với nhu cầu của bạn
Dựa theo nguồn gốc, ICC profile chia thành 3 loại: Hồ sơ màu tự tạo, hồ sơ màu của hãng sản xuất và hồ sơ màu theo chuẩn có sẵn.
Tất cả máy in khi được bán ra đều được nhà sản xuất cài ICC mặc định, chuẩn chính hãng nhưng tại sao khách hàng vẫn in lệch màu? Nguyên nhân là vì các hãng sản xuất sẽ tạo ICC profile cho 1 số loại giấy và mực nhất định (thường là giấy in và mực in của hãng). Khi máy in về Việt Nam, thì hầu hết các khách hàng đều chọn sử dụng mực và giấy ngoài để tiết kiệm chi phí. Điều này dẫn đến sự sai lệch màu sắc vì cấu trúc mực và giấy khác nhau.
3. Giải pháp cho các máy in sai màu.
Khi ICC profile của nhà phát hành không phù hợp, thì cách duy nhất để khắc phục lỗi chính là tạo ra một ICC profile riêng cho mình.
4. Mục đích của việc tạo lại ICC profile cá nhân.
Điều quan trọng của việc sử dụng ICC profile là đạt được sự nhất quán về màu sắc giữa các thiết bị khác nhau.
Ví dụ: Nhiếp ảnh gia chụp ảnh trên máy ảnh, thiết kế lại file ảnh qua màn hình hiển thị của máy tính và muốn máy in cho ra bản in chuẩn màu, thì 3 thiết bị máy ảnh + màn hình hiển thị + máy in phải có được sự thống nhất về ICC profile.
Trong in ấn thì ICC profile có 3 chức năng chính. Đó là:
- Phục chế màu từ thiết bị này sang thiết bị khác để cho ra bản in có màu sắc đạt yêu cầu.
- Các bản in có màu sắc thống nhất trong 1 lượt in, giữa các đợt in và giữa các máy in khác nhau
- Giúp người thiết kế dự đoán được màu sắc trước khi in (trả lời cho câu hỏi: màu sắc trên màn hình có chính xác với màu của bản in khi in trên 1 loại giấy cụ thể)
5. Không tạo lại ICC profile thì có vấn đề gì không?
Hiển nhiên, nếu bản in với ICC profile của nhà sản xuất cho bản in chuẩn màu thì khách hàng không cần đo lại ICC profile. Hoặc nếu bản in bị lệch màu, nhưng độ lệch thấp và bản in vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn thì bạn không nhất thiết phải đo lại ICC.
Việc đo lại ICC profile phù hợp khi khách hàng có yêu cầu cao về sự chuẩn màu hoặc máy in sai màu quá lớn.
6. Cách xác định độ lệch màu sắc.
Vậy như thế nào là một bản in chuẩn màu, và làm thế nào để cân đo độ lệch ít/nhiều của bản in?
Chúng ta sẽ sử dụng một thước đo chuẩn để xác định điều này. Hiện nay, có rất nhiều chuẩn màu và chuẩn màu Pantone (màu pha do hiệp hội Pantone công bố) vẫn là thước đo được sử dụng nhiều nhất.
So sánh màu sắc trên thước Pantone và màu sắc bản in thực tế cho thể giúp chúng ta định hình được độ lệch màu.
7. Cách tạo ICC profile cá nhân cho máy in của bạn.
ICC profile được tạo ra bằng cách sử dụng máy đo màu kết hợp với phần mềm chuyên dụng. Có nhiều loại máy đo màu trên thị trường, nhưng thông dụng nhất vẫn là máy đo màu quang phổ. Sau khi đo được độ lệch màu giữa bản in và thước đo màu thì dữ liệu sẽ được chuyển vào phần mềm chuyên dụng để tạo ICC profile. Sau đó, người dùng chỉ cần thêm ICC profile vào phần mềm đồ họa của mình.
Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn in với ICC màu của An Phúc tại đây
Trên đây là toàn bộ thông tin tác giả muốn chia sẻ với người đọc về ICC profile trong vấn đề máy in sai màu. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn xin liên hệ: Miss Thảo SĐT/Zalo: 0362.473.336
Công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất và PTCN An Phúc
Lô 12B2, ngõ 55 Trần Nguyên Đán, khu đô thị Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 024 3640 8697 - 0917 688 393
Mail: namsonanphuc@gmail.com